Muốn
viết vài dòng về cảm xúc của mình sau khi xem những tấm ảnh mới nhất về
Sơn Mỹ vừa được công bố nhưng mình viết sau vậy.....
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Còn đây là những cảm xúc của 13 năm trước và 3 năm ... trước
Với
tôi, dù đã 10 năm rồi kể từ
ngày tôi làm bài thơ này. Bây giờ trong tôi vẫn chứa đựng những xúc cảm,
những
đớn đau, những giọt nước mắt cứ lăn dài, lăn dài trên đôi má mỗi khi tôi
đọc lại
cuốn "Nhìn lại Sơn Mỹ" hay xuống thăm "Khu Chứng tích Sơn Mỹ". Có xem
mới thấy, có đọc mới hay những gì mà quân đội Mỹ đã gây ra đối với những
người dân vô tội
của đất nước Việt Nam chúng ta nói chung và Sơn Mỹ nói riêng. 504 con
người ở Mỹ
Lai, Sơn Mỹ, những cụ già, phụ nữ và trẻ em đều bị giết một cách vô tội
và
đáng thương chỉ trong một buổi sáng.Tất cả đều bị bắn, giết xối xả không
chút
xót thương, không chút "chùn lòng".
Sơn Mỹ ơi, tim tôi nóng bỏng!
Tôi sinh ra trong hoà bình
và sống trong hoà
bình
Đất nước Việt Nam xinh đẹp.
Ngày nay,
tôi sống trong sự đầy đủ ấm
no của gia đình
và trong sự bình yên của đất nước
Mặc dù Việt Nam còn
nghèo lắm
Nhưng tôi biết
Việt Nam nghèo vật chất
Nhưng giàu lòng
người
Tuy thế,
tôi không bao giờ quên vụ thảm sát Sơn Mỹ sáng ngày 16/3
năm ấy
dù chỉ qua lời kể, qua sách báo, qua những lời sám hối
những tiếng
nói của dân mọi miền.
Tôi căm thù chiến tranh!
Và căm thù giặc Mỹ!
Tôi
không hiểu người lĩnh viễn chinh lúc ấy là loại người gì?
Người hay súc
vật?
Tôi căm ghét lắm
Họ cũng là người
Họ thích sống trong sự yên vui,
sung sướng
nhưng tại sao loại người ấy lại là "súc vật" "ăn thịt"
người?
Họ giết người một cách man rợ!
Tôi không hiểu lúc giơ súng lên
để giết đồng bào
trong đầu họ hình ảnh gì xảy ra
mà giết chết một người họ
cười thích thú
"Ghi cho tao một bàn nhé!"
Và tiếp tục giơ súng lên
họ
bắn
liên tiếp và xối xả
Họ giết những đứa trẻ sơ sinh
Họ hãm những
người mẹ vừa sinh con ngày hôm trước
bước đi còn mệt.
Sau thú vui điên
cuồng ấy
họ
bắn. Giết. Đốt. Phá!
Với phương châm:"Đốt sạch. Bắn sạch.
Giết sạch!"
Khủng khiếp thay!
...
Xem những gì về chiến tranh
Đọc
những gì về Sơn Mỹ vào sáng ngày 16 tháng 3 năm ấy
Tôi thấy thiêng liêng thay
khi đọc 2 chữ "HOÀ BÌNH"
Chiến tranh trong tôi
chỉ qua lời kể, qua sách
báo, phim ảnh
rồi qua đó tôi biết, tôi tưởng tượng mọi điều
và rùng rợn
thay khi tôi biết về Sơn Mỹ
về 504 con người
về những đứa trẻ sơ sinh, về
những cụ già,về những người phụ nữ
Hình ảnh ông cụ già nua đứng giữa cánh
đồng
vẫy tay thân thiện với người lính Mỹ
để cầu mong hoà bình
Nhưng
loạt súng đã giết lòng nhân ái
Mỹ đã giết cụ!
Hình ảnh đứa bé thơ ngây
đang bú dòng sữa mẹ
cũng bị giết chết trên bàn tay mà người mẹ bị
thương
cố ôm con che chở
nhưng sự che chở ấy là gì đối với đại đội Charlie!
Họ thích thú một cách đê hèn và man rợ
một sự quỷ dữ!
Họ hãm
hiếp người gần sinh đẻ
để rồi sau đó
họ rạch bụng người phụ nữ xấu số ấy
kia
để thấy bào thai lòi ra hai chân
họ lại chất tranh, châm đuốc để đốt
nhà.
...
Sơn Mỹ mới đó mà đã 30 năm rồi nhỉ
Đường xá, thôn làng, khu
chứng tích hôm nay
Giữa hoà bình
họ đã chứng tỏ lòng yêu nước
họ bền bỉ
và xây dựng
cho Sơn Mỹ hôm qua, hôm nay và ngày mai
...
Khu chiến tích
ấy tôi mong rằng
mãi mãi
tố cáo tội ác của bọn giặc
nhưng hãy nhân từ,
bao dung và độ lượng
để họ thấy lại chính mình
trong thời bình, trong tình
nhân ái
và mãi mãi nơi đâu cũng vậy
chiến tranh không bao giờ xảy
ra.
(CN_15/3/1998- Sau khi xem xong bộ phim tài liệu về Sơn Mỹ và đọc cuốn "Nhìn
lại Sơn Mỹ")
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bây giờ thì Sơn Mỹ của 30 năm trước đã là Sơn Mỹ của
40 năm. Một Mỹ Lai, Sơn Mỹ, (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) với nhiều dự án đầu tư
hứa hẹn sẽ là điểm đến của ngành du lịch Quảng Ngãi với bãi biển sạch, xanh ngút
ngàn rì rào cùng những hàng dương, với Núi "Thiên Ấn Niêm Hà" có nhiều câu
chuyện truyền thuyết ly kỳ, bí ẩn và nơi đây cũng là nơi yên nghỉ của cụ Huỳnh
Thúc Kháng.
Vào những đêm sáng trăng, từng đôi nam thanh nữ tú, những tốp bạn
bè lại rủ nhau lên núi sinh hoạt tập thể, vui chơi, hát hò với cây đàn ghi ta
hay "tĩnh lặng" hơn là ngắm trăng, ngắm thành phố về đêm với những ánh điện
đường màu trải dài khắp con đường đến Khu dân cư Đê Bao uốn lượn bên cầu Trà
Khúc, sông Trà nổi tiếng một thời với bờ xe nước, tất cả tạo nên như dải đất
hình chữ S, lung linh huyền ảo.
Sơn Mỹ ơi, Sơn Tịnh ơi
- mảnh đất của
những người con anh hùng và bất tử -
mảnh đất thiêng sẽ rực sáng "một ngày".
(15/01/2008)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------